Làng Nghề Đúc Đồng Truyền Thống Trăm Năm Tại Diên Khánh

Làng nghề đúc đồng Diên Khánh là một trong số các làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa, nơi những năm gần đây được khá nhiều du khách chú ý và thường xuyên đến tham quan

Làng Nghề Đúc Đồng Truyền Thống Trăm Năm Tại Diên Khánh

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh ở đâu?

Nằm ngay tại thôn Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh cách Nha Trang chỉ 10 km, Làng nghề đúc đồng Diên Khánh thoạt nhìn chỉ như một vùng quê yên bình hẻo lánh, nhưng bên trong lại luôn rộn ràng tấp nập tiếng cười nói, tiếng đúc đồng hay ánh lửa bập bùng ngày đêm soi sáng.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Nơi đây tự hào là một trong số ít làng nghề được Vua Tự Đức chính thức sắc phong công nhận là làng nghề truyền thống, cùng những sản phẩm chất lượng tinh xảo.

Làng nghề đúc đồng Diên Khánh là một trong số các làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa, nơi những năm gần đây được khá nhiều du khách chú ý và thường xuyên đến tham quan là Làng nghề đúc đồng Diên Khánh.

Vài nét về Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Không ai còn nhớ rõ Làng nghề đúc đồng Diên Khánh được ra đời chính xác vào ngày, tháng, năm nào, nhưng theo các cụ già lớn tuổi thì đây là làng nghề đã có từ hơn 100 năm nay.

Với đôi bàn tay khéo léo của mình, hết thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau, những người thợ ở làng nghề này đã cho ra đời những sản phẩm bằng đồng rất tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao với nhiều kiểu dáng độc đáo.

Để có một sản phẩm, người thợ đúc đồng phải trải qua công đoạn, gồm: làm khuôn đúc, nấu đồng và rót đồng vào khuôn.

Nguyên liệu làm khuôn là đất sét, giấy bản, vôi... có khi trộn thêm gạch chịu lửa đã được nghiền kỹ. Đất sét cũng được rây, sàng thật nhỏ, thật mịn. Đó là đất làm ngoài khuôn, đất lót phía bên trong khuôn cũng phải chọn và làm rất kỹ để sản phẩm không xuất hiện tì vết khi đồng được đổ vào. Làm xong, khuôn được đem nung, trong quá trình nung, người ta luôn giữ lửa cho đều, không để khuôn sống quá hay nung quá già.

Nấu đồng cũng là việc rất cần sự kỹ lưỡng, phải xem nước đồng đã chảy đều chưa, vừa độ chưa và tính toán sao cho nấu vừa đủ để đúc sản phẩm, không thừa không thiếu.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Khi rót đồng vào khuôn, người thợ phải chú ý rót liên tục, không ngừng tay, không cho mồ hôi hay bất cứ thứ gì rơi vào, có như thế, sản phẩm làm ra mới có độ bóng, không có tì vết hoặc những đường chắp nối.

Ngày xưa, Làng nghề đúc đồng Diên Khánh rất hưng thịnh, nhưng sau đó do chiến tranh và do không có nơi tiêu thụ nên một số gia đình sống bằng nghề chuyên đúc đồng phải chuyển sang nghề khác. Mấy năm gần đây, theo nhu cầu thị trường, nghề đúc đồng đã phát triển trở lại.

Hiện nay, ngoài các sản phẩm như chân đèn, lư hương cùng nhiều sản phẩm khác, đủ kích cỡ để phục vụ cho việc thờ cúng, Làng nghề Diên Khánh đã sản xuất rất nhiều sản phẩm mang tính nghệ thuật cao để phục vụ khách du lịch.

Tham quan Làng nghề làng đúc đồng Diên Khánh, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quý giá về một ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam, một ngành nghề độc đáo được lưu giữ qua nhiều thế kỷ.

Lịch sử hình thành của làng nghề đúc đồng Diên Khánh

Làng nghề đúc đồng Diên Khánh được hình thành từ khoảng thế kỷ 19, đã được đích thân vua Tự Đức (nhà Nguyễn) sắc phong công nhận làng nghề. Trải qua hơn trăm năm hình thành và phát triển, các nghệ nhân của làng nghề đã dùng đôi bàn tay tài hoa để tạo ra những đồ đồng tinh xảo như ly hương, chân đèn, các đồ thờ tự, đồ dùng sinh hoạt đời thường… Những đồ vật này đã ghi dấu ấn trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân Nha Trang và vùng duyên hải miền Trung.

Trước đây thì làng nghề còn hoạt động theo từng hộ nhỏ lẻ, sau này với sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác thì làng nghề đã được mở rộng thành các hợp tác xã lớn mạnh chuyên sản xuất các sản phẩm đúc bằng đồng như lư hương, chân đèn thờ cúng.

Hiện nay, Làng nghề còn có 10 lò nấu đồng cùng với hơn 30 hộ gia đình theo nghiệp đúc đồng, hoạt động theo lối “đổi công”, tức là khi nhà này nấu đồng thì nhà kia sẽ qua giúp và ngược lại, cốt chính là giữ lửa và không làm mất đi nghề truyền thống mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ mai sau.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Làng Phú Lộc Tây chuyên đúc các loại chân đèn, lư hương... dành cho thờ cúng. Có nhiều loại khác nhau từ đại đến trung, liệu với giá rẻ nhất đến cao nhất. Nguyên liệu chính để đúc là đồng phế liệu.

Các lò đồng hiện vẫn giúp nhau theo lối "đổi công", nghĩa là khi nhà này nấu đồng thì nhà kia qua giúp rồi xoay trở lại. Những nhà không có vốn thì ăn theo nghề đồng bằng cách làm khuôn đúc chân đèn.

Những năm gần đây, do chú trọng đầu tư thay đổi mẫu mã, chất lượng đồng mà sản phẩm của làng đúc đồng thu hút nhiều người tìm mua. Không chỉ tại Khánh Hòa mà con nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang, TP HCM…

Làng nghề đúc đồng Diên Khánh là một làng nghề truyền thống lâu đời với những sản phẩm chất lượng cao được nhiều người yêu thích khi ghé tới Nha Trang. Làng nghề đúc đồng Diên Khánh là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thích văn hóa xưa cùng những nét đẹp của một làng nghề truyền thống lâu năm.

Theo những nghệ nhân tại đây, được biết làng nghề hoạt động quanh năm và nhiều nhất là vào quý II và quý IV, quý I thì lượng tiêu thụ thấp và quý III gặp nhiều bất lợi trong thời tiết, hay mưa gió thất thường ảnh hưởng đến việc sản xuất đồ đồng.

Những công đoạn tạo nên sản phẩm

Thông thường, các chàng trai ở làng Phú Lộc Tây thường bắt đầu học nghề từ khi 11, 12 tuổi. Đến khi trưởng thành, họ mới sẵn sàng để làm một sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn của đồ đồng Diên Khánh.

Quy trình đúc đồng truyền thống được các nghệ nhân ở đây thực hiên như sau:

Làm khuôn

Người thợ phải tạo khuôn mẫu bằng đất sét. Nguyên liệu làm khuôn gồm có đất sét,cần chọn những loại đất sét dẻo, có sợi có thể liên kết các khối đất lại với nhau để tạo thành một mẫu khuôn đúc,giấy bản, vôi,… có khi trộn thêm gạch chịu lửa đã được nghiền kỹ.

Đất sét sẽ được sàng thật nhỏ, thật mịn đối với đất làm ngoài khuôn, còn phần đất lót phía bên trong khuông cũng phải chọn và làm rất kỹ để sản phẩm không xuất hiện tì vết khi đồng được đổ vào.

Làm xong, khuôn sẽ được đem đi nung, trong quá trình nung, người thợ luôn phải giữ lửa sao cho đều, không để khuôn sống quá hoặc bị nung quá lửa, quá già.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Công đoạn tạo khuôn là công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến chất lượng và sự thành công của sản phẩm. Bởi khi tạo khuôn Theo đó, các họa tiết trên khuôn để tạo nên một sản phẩm đồng cũng cần sự khéo léo của nghệ nhân.

Thế nhưng, hiện nay những nghệ nhân biết làm khuôn chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ còn 10 hộ gia đình biết làm khuôn; các nghệ nhân biết làm những mẫu khuôn đúc tỉnh xảo như ông Trần Lâu, Biện Phi Khanh, Trần Ni, Trần Hồ, Biện Cư, Huỳnh Thànhngày một lớn tuổi.

Bởi khi học đúc đồng phải trải qua thời gian 3 – 5 năm mới có thể tự gia công được,cho nên lớp trẻ không mấy ai mặn mà với nghề đúc đồng truyền thống, thường đi làm những công việc khác kiếm kế sinh nhai.

Nấu đồng

Đến công đoạn nấu đồng cũng đòi hỏi một sự kĩ lưỡng và cẩn trọng, phải xem nước đồng đã chảy đều chưa, đã vừa độ chưa sao cho nấu vừa đủ để đúc sản phẩm không bị thừa cũng không bị thiếu. Phải nấu ít nhất 10-12 tiếng thì mới nấu được một mẻ đồng.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Đây là một công đoạn khó phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân. Có hai cách nung phế liệu đồng, trước đây dùng hai bể thổi lửa than hoa như lò rèn, hoặc đun bằng dầu nhớt; về sau chuyển đổi bằng khí đốt Oxygen. Khi nung nhiệt độ lửa phải lên tới 1.000 độ thì đồng mới nóng chảy.

Đúc đồng

Sau khi nấu đồng, đến công đoạn rót đồng vào khuôn thì người thợ luôn phải chú ý rót liên tục, không ngừng tay, không cho mồ hôi hay bất cứ thứ gì khác rơi vào, có như thế thì sản phẩm làm ra mới có độ bóng, không bị tì vết hay có những đường bị chắp nối.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Một ổ khuôn đúc khoảng 100 bộ sản phẩm chân đèn và ít nhất phải nấu 3 mẻ đồng, tương đương khoảng 1,5 tấn đồng. Một bộ sản phẩm chân đèn sau gia công ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 gồm: 2 cây đèn, 2 chiếc đài đựng nước, 1 lư cắm nhang và 1 cổ bồng đựng trái cây.

Bảo tồn làng nghề truyền thống

Làng nghề tuy gắn bó từ xưa và là nét đặc trưng cửa người dân Khánh Hòa, Tuy nhiên thì việc học nghề từ 3-5 năm rồi mới có thể lên chính thức thì nhiều người trẻ không được mặn mà như xưa.

Hiện nay việc cạnh tranh với thị trường online nhiều mẫu mã đẹp và giá rẻ hơn cũng như các mặt hàng đại trà khác làm bằng sứ, nhựa, đồ mỹ nghệ làm bằng dây chuyền. Thị trường đồ đồng thủ công tại làng nghề Diên Khánh nói riêng và các lành nghề khác trong cả nước gặp nhiều cạnh tranh hơn và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như duy trì làng nghề.

Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh

Trong nhiều năm trở lại đây, bên cạnh việc tạo nên những sản phẩm bằng đồng cung cấp cho nhu cầu của người dân cả nước, mà làng đúc đồng Diên Khánh hiện nay còn là nơi khai thác du lịch khá tốt và đặc biệt lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các làng nghề truyền thống.

Cũng là cách để quảng bá du lịch Khánh Hòa và cũng là cách để níu giữ nghề truyền thống đang ngày càng mai một do mức độ đô thị hóa ngày càng gia tăng như hiện nay.

Khi đến thăm quan làng nghề đúc đồng Diên Khánh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng quá trình chế tạo một sản phẩm bằng đồng. Để có một sản phẩm hoàn thiện, người thợ cần thực hiện nhiều công đoạn phức tạp và cầu kỳ.

Thông tin liên hệ

Xem bản đồ

Địa chỉ:

Thôn Phú Lộc Tây - Diên Khánh

Điện thoại:

Đang cập nhật

Email:

info@nhatrangtoday.vn

Góp ý bài viết